I. GIỚI
THIỆU CHUNG
1. Tác
giả
a. Cuộc
đời:
- Hàn Mặc
Tử (1912 – 1940) tên thật là Nguyễn Trọng Trí.
- Sinh tại
Quảng Bình trong một gia đình công giáo nghèo.
- Hàn Mặc
Tử học ở Huế, rồi làm cho Sở Đạc Điền Bình Định, làm báo ở Sài Gòn…
- Ông mất
tại Quy Nhơn vì bị bệnh phong.
- Phong
cách:
+ Ông
làm thơ năm 16 tuổi, có bút danh là: Phong Trần, Lệ Thanh. 1936 lấy bút danh là
Hàn Mặc Tử.
+ Ông là
một hồn thơ mãnh liệt, nhưng hồn thơ ấy luôn chứa đựng sự mâu thuẫn với thể xác
mà ông đang mang.
+ Nỗi đớn
đau vì bệnh tật và khát vọng sống đã làm hồn thơ Hàn Mặc Tử có hai trạng thái đối
cực: điên loạn, và hồn nhiên trong sáng.
I. GIỚI
THIỆU CHUNG
b. Sự
nghiệp sáng tác
- Tác phẩm
tiêu biểu:
+ Thơ: tập
thơ: Gái quê, Thơ điên, Lệ Thanh thi tập.
+ Kịch
thơ: Quần Tiên Hội, Cẩm Châu Duyên…
2. Tác
phẩm
HCST:
Bài thơ viết tại Quy Nhơn, khi tác giả nhận được bức thư ảnh của Hoàng Thị Kim
Cúc, người con gái xứ Huế mà ông yêu.
- Trích
từ tập: “Thơ điên”.
- Chủ đề:
Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ, đồng thời bộc lộ niềm khát khao hạnh phúc và
tình yêu trong đớn đau tuyệt vọng của thi nhân.
II. ĐỌC
– HIỂU VĂN BẢN
1. Khổ 1
: Bức tranh thiên nhiên và con người thôn Vĩ.
Sao anh
không về chơi thôn Vĩ?
Câu hỏi
tu từ gợi cảm giác trách móc nhẹ nhàng và cũng là lời mời gọi tha thiết của cô
gái thôn Vĩ với nhà thơ hay đó là tác giả tự hỏi chính mình, nhằm tạo ra cái cớ
gợi nhớ về thôn Vĩ.
Từ về
chơi (khác về thăm) mang sắc thái thân mật, tự nhiên, chân tình hơn.
- Khu vườn
Vĩ Dạ tươi xanh, trong sáng dưới ánh bình minh:
+ “Nắng
hàng cau…”: Nắng mai chiếu lên tàu lá cau đẫm sương đêm trong trẻo, thuần khiết.
+ ‘Mướt
quá…”: vẻ mượt mà giàu sức sống.
+ “Xanh
như ngọc”: biện pháp so sánh xanh tươi non tơ, mơn mởn.
- Con
người Vĩ Dạ phúc hậu, kín đáo:
+ “Lá
trúc… điền” khuôn mặt vừa thanh tú, hiền hòa vừa dịu dàng, e ấp, kín đáo ẩn
hiện sau lá trúc mảnh mai.
Với lời
thơ nhẹ nhàng, hình ảnh tươi tắn, tác giả đã khắc họa rõ nét bức tranh thiên
nhiên thôn Vĩ tươi đẹp, con người xứ Huế đôn hậu, hiền hòa.
2. Khổ
2: Bức tranh sông nước, mây trời.
Gió theo
lối gió, mây đường mây
gợi sự
chia lìa xa cách như hờ hững.
- Dòng
nước buồn hiu hoa bắp lay: tăng thêm không khí đìu hiu, ảm đạm.
Hình ảnh
nhân hóa đẹp nhưng thật lạnh lẽo, dường như nó phảng phất tâm trạng u buồn, cô
đơn của nhà thơ trước sự thờ ơ, xa cách của cuộc đời đối với mình.
-“Thuyền…kịp
tối nay”
Nhân
hóa nỗi băn khoăn, mong chờ như thảng thốt.
- “Bến
sông trăng” + “ai”(đại từ phiếm chỉ) cảnh vật mơ hồ như trong mộng ảo.
Khổ
thơ thứ hai đã phác họa vẻ đẹp huyền ảo như thực như mơ của sông, nước, mây, trời,
trăng bằng nhịp điệu khoan thai đặc trưng của xứ Huế.
3. Khổ
3: Tâm trạng của tác giả.
- “Mơ”:
thế giới tâm linh, mộng ảo.
- “Khách
đường xa”: lặp lại hai lần nhấn mạnh hình tượng con người trong cõi xa xôi.
- “Áo em
trắng quá nhìn không ra”: hình ảnh người thiếu nữ như tan loãng trong khói
sương một bóng người huyền ảo, lung linh: “mờ nhân ảnh”.
“Ai biết
tình ai…”:
Đại từ
phiếm chỉ + câu hỏi tu từ đầy nghi ngại
Vừa bộc
lộ yêu thương vừa khát khao yêu thương vừa chất chứa cảm giác mong manh, tuyệt
vọng của nhà thơ.
Khung
cảnh nhạt nhòa, lung linh mờ ảo thể hiện tình yêu thầm kín và tâm trạng chơi
vơi đầy hụt hẫng, tuyệt vọng của nhà thơ.
IV. TỔNG
KẾT
“Đây
thôn Vĩ Dạ” đã vẽ nên bức tranh tuyệt đẹp về quê hương đất nước, đồng thời bộc
lộ một tình yêu thầm kín, cũng như khát khao được hòa nhập với đời của hi nhân.
Bài thơ là sự kết hợp toàn bích giữa thế giới thực và mộng. Đó chính là nét đặc
biệt khiến cho “Đây thôn Vĩ Dạ” sống mãi trong lòng độc giả.