"Dời trường Sư phạm, tôi về dạy học tại trường THPT Nguyễn Du, tôi đã là một cô giáo may mắn xin được việc ngay khi tốt nghiệp đại học.
Ngày đi rút hồ sơ, trên đường từ trường Sư phạm về, con bé (tôi lúc đó chưa đầy 22 tuổi) đã rẽ vào Sở Giáo dục Hà Tây để nộp hồ sơ (vẫn còn niêm phong), bản thân con bé cũng không biết trong cái túi hồ sơ ấy có những giấy tờ gì, ghi những gì, điểm số thế nào và vô tư đi nộp.
Đi tiếp về nhà, đến nửa đường, con bé nhìn thấy trường cấp 3 Nguyễn Du (mà hình như trước kia chưa bao giờ nó nhìn thấy (mặc dù trên đường từ Hà Nội về nhà). Ngần ngừ một lát rồi nó mạnh dạn vào trường, nó vào trường làm gì, gặp ai nó cũng không biết, chỉ biết bàn chân đưa nó đến. Đến cổng gặp một chị bảo vệ (chị Tư) hỏi: cô gặp ai?, con bé nói như phản xạ : cho cháu gặp hiệu trưởng. Gặp hiệu trưởng làm gì?. Cháu xin dạy học. Thế vào đi ông ấy tên là Học nhé. Vâng. Rồi con bé đi vào trường, qua phòng hội đồng, qua phòng thư viện, phòng kế toán, phòng hiệu trưởng.
Gõ cửa rồi mở cửa. Em gặp tôi có việc gì?. Thưa thầy em đến xin dạy học. Em dạy gì?. Thưa thầy em dạy Văn. Em ở đâu? Thưa thầy em ở bên Mỹ Đức. Ai giới thiệu em gặp tôi? Thưa thầy không có ai giới thiệu em cả, tự em đến thôi ạ. Sáng nay em đi rút hồ sơ, qua Sở rồi về nhà thấy trường em vào thôi, thầy cho em dạy học ở trường thầy được không?. E có giấy tờ gì mang theo? Thưa thầy không có, e chỉ có chứng minh thư mang đi rút hồ sơ, còn hồ sơ em đã nộp hết trên Sở rồi. Thôi được tôi tạm tin em, em về đi, tuần sau quay lại.
Sau một tuần tôi quay lại: Thưa thầy em có được nhận không ạ?. Có chứ, tôi sẽ nhận em, tôi đã qua Sở và xem hồ sơ của em. Tuần sau em đến trường dạy cho lớp 9 để ôn thi cấp 3 nhé.
Đấy là tôi ngây thơ hay tôi liều lĩnh, tôi cũng không biết nữa. Cho đến tận hôm nay thầy Học vẫn nói rằng tôi là ngoại lệ và duy nhất.
Tháng 12/1995, tôi vào phòng thầy Hiệu trưởng, Thưa thầy thầy cho em đi. Em đi đâu? Em chuyển lên Hà Nội. Thế à, cơ hội tốt đấy, nhưng dạy ở đâu? Thưa thầy em không dạy học nữa, em làm nghiên cứu. Em cho xem bản giới thiệu về chỗ mới của em nhé. Vâng.
Sau 1 tuần thầy nói, chỗ em xin chuyển đến là trái ngành đấy, em nghĩ kỹ chưa. Thưa thầy em nghĩ kỹ rồi. Ừ để nghĩ thêm.
Tuần sau: thưa thầy, thầy cho em đi. Được, tôi sẽ cho em đi vì tôi đã kiểm tra dấu, trung tâm Kiến trúc này thuộc Bộ Xây dựng, tức là cơ quan dưới Bộ.
Thầy đưa tôi lên TỈNH để nộp đơn và nhờ làm quyết định chuyển công tác sớm vì tôi là biên chế nhà nước. Đưa quyết định thầy nói: Nếu sau 1 tuần thấy không hợp em phải quay về ngay để đổi quyết định.
Nhưng tôi đã không quay lại, cũng đồng nghĩa với việc tôi đã dời bỏ nghề giáo dục, dời bỏ tôi là một cô giáo – nghề của mẹ.
Tôi đã từng nhiều suy nghĩ, tôi cũng đã là cô giáo (với học sinh) và tôi là học sinh (với thầy hiệu trưởng). Nhưng tôi cũng biết rằng những ngày này khi tôi nói với các em học sinh: "Chú ý! Chú ý!" Chúng đang chú ý đấy, nhưng chúng cũng đang chú ý vào cái gì đó khác. Ngoài kia, con chim đang hót với tất cả tấm lòng của nó bên ngoài lớp và đứa trẻ đang chú ý tới con chim này. Không ai có thể nói nó không chú ý, không ai có thể nói nó không đang tập trung sâu sắc . Tôi lại nói, "Chú ý! Em đang làm gì đấy? Đừng bị sao lãng!" Thực tế, tôi đang làm sao lãng đứa trẻ. Đứa trẻ đang chú ý - đơn giản con chim hấp dẫn nó nhiều hơn. Không chỉ học sinh và tôi cũng vậy. Tôi nói với thầy, có những điều em còn chưa hình dung ra nhưng em tin cậy, nếu không em không thể nào cất bước được.
Thế rồi, con bé lại dời trường Nguyễn Du ra đi. Tôi vẫn mãi là cô giáo và học sinh của tôi ngày ấy vẫn mãi vẫn là những cô cậu học trò, kỷ luật ấy đến từ bên trong, có nghĩa là đã là một học trò thì sẽ luôn sẵn sàng tìm kiếm, tìm tòi, học hỏi, cởi mở và nhạy cảm và tôn trọng. Tôi là một cô giáo vẫn luôn sẵn lòng sẻ chia, lắng nghe, hướng dẫn.
Tôi đã dời nghề đúng 20 năm, trong lúc tĩnh lặng của bản thân tôi biết, mọi thứ đều cởi mở. Cái đầu của mình luôn nhắc nhở “Đằng ấy chạy vẫn chưa đủ nhanh. Đấy là lí do tại sao đằng ấy chưa tới. Cho nên phải chạy nhanh hơn. Những người chạy nhanh hơn họ đang tới.” Và cả những người chạy nhanh hơn kia, ai cũng giống thế. ai đó cũng ở phía trước bạn. Bạn đã có thể đi lên trước ai đó, nhưng dù bạn ở đâu, ai đó vẫn cứ ở trước bạn. Tôi nhận thấy rằng các bước chạy ấy đang chạy trong một vòng tròn, ai đó bao giờ cũng ở phía trước. Tôi cũng nhận thấy đó chỉ là cái bánh xe, nhưng tôi chưa đủ dũng cảm để bước ra khỏi nó.
Nhớ lắm trường Nguyễn Du!"